5 Điều phải biết để làm chủ giọng nói.

Làm thế nào để có một giọng nói tốt và phù hợp với Hướng dẫn viên?
1. Phải hiểu được giọng nói của mình.
– Bạn đang nói với tốc độ như thế nào?
– Có các khuyết điểm về giọng nói, phát âm như ngọng, lắp (cà lăm), nhịu, ngắn lưỡi, đầy lưỡi…
– Thanh âm là trầm, cao, trong, đục, khàn, rung… khi nói bằng mic và không mic
– Có ưu điểm đặc biệt nào về giọng nói như truyền cảm, ấm áp, trong trẻo…
– Sự nhận xét về giọng nói của bạn từ mọi người. Ít nhất cũng phải 15-20 nhận xét ở các thời điểm khác nhau.
– Nội dung truyền tải thành công nhất với giọng nói: hài hước, lịch sử, chính luận, văn tế ca mỹ nghệ…
2. Luyện tập các kỹ thuật cơ bản của giọng nói.
– Nắn chuẩn khẩu hình để nói tròn vành rõ chữ. Không biết giọng hay dở tốt xấu thế nào nhưng phải nói được tròn vành rõ chữ, đảm bảo người nghe nghe được và biết được chính xác câu bạn nói gồm những từ nào.
– Phát âm chuẩn theo quy ước phổ thông. Có thể là mỗi địa phương sẽ có giọng nói đặc trưng riêng. Nhưng cách phát âm theo bảng chữ cái là quy chuẩn chung.
+ Các từ dễ bị phát âm nhầm lẫn như: d – gi – r, x – s, tr – ch, l – n (đặc biệt nhiều).
+ Các vần hay bị phát âm sai hoặc không giống với văn bản viết: iu – ưu, uê – uyê… (ví dụ: kêu cứu đọc sai thành kêu cíu – cíu không có nghĩa, giặc Nguyên đọc sai thành giặc Nguên – Nguên là cái giặc gì?…)
+ Các dấu bị mất và bị lẫn lộn dấu: đây là đặc điểm điển hình của nhiều địa phương.
+ Đặt trọng âm từ sai.
Lưu ý: tất cả những phát âm trên khi viết đều chuẩn theo đúng quy ước văn phạm tiếng Việt nhưng khi phát âm bị sai do nhiều nguyên nhân: thói quen giọng địa phương, các cấu tạo về miệng và thanh đới… và hầu hết các từ phát âm sai đều vô nghĩa. Tuy người nghe vẫn có thể hiểu được nghĩa của cả câu do thói quen nghe hàng ngày nhưng đây là một lỗi nghiêm trọng trong giọng nói của Hướng dẫn viên. Tập nói đầy đủ cú pháp theo văn phạm tiếng Việt. Không nói lấp, nói bớt, nói tắt.
– Tập làm chủ tốc độ khi đã phát âm chuẩn và rõ ràng về câu từ cú pháp. Tập dần từ chậm đến nhanh rồi từ nhanh về chậm, khả năng thay đổi tốc độ nói linh hoạt và chủ động. Tập một lúc sẽ thấy khẩu hình cứng đơ và mồm toàn nước bọt, môi rung lên thì đấy là đang tập dúng. Còn tập xong mà chỉ thấy rát họng với khô cổ thì nên tập lại từ bước 1. Còn tập hoài vẫn sai thì tốt nhất là phải đi đến một lớp học chỉnh giọng cẩn thận.
3. Điều khiển trạng thái tâm lý cảm xúc khi nói.
– Trạng thái tâm lý khi nói quyết định rất nhiều tới giọng nói. Trạng thái cảm xúc sẽ dẫn tới khẩu hình và các cử động cơ mặt và các cơ quan khác như hệ hô hấp, tuần hoàn, thần kinh… đều tham gia vào việc tác động lên giọng nói. Ví dụ như hồi hộp hoặc sợ thì chân sẽ rung, 2 đầu gối run cầm cập, nhịp tim tăng, hỏi thở gấp… Một số ví dụ điển hình:
+ Hồi hộp => giọng núi sẽ run vì nhịp tim tăng cao, hơi thở gấp => giọng nói nhát gừng và bị dồn.
+ Xúc động => giọng nói sẽ ướt át và rung lên và cảm giác bị nhòe âm khi phát ra. Khiến người nghe chỉ chực rơi nước mắt, ở một góc độ nhất định thì giống với hồi hộp.
+ Cáu giận => giọng nói khô cứng, gằn, gắt và có thể bị hiểu thành quát vì giọng gằn lên với âm lượng lớn.
+ Sợ hãi => giọng nói run cầm cập khá giống với hồi hộp và xúc động.
+ Tự tin => giọng nói khỏe, tươi tắn và chủ động hoàn toàn về việc điều chỉnh cảm xúc.
+ Vui vẻ hài hước => giọng nói có cảm giác như được biến tấu liên tục để tạo ra các cảm xúc vui vẻ và những bất ngờ cho người nghe. Đôi khi giọng này nghe khá thảo mai và giả tạo.
– Để có thể làm chủ giọng nói được thì cần phải điều chỉnh tâm lý cảm xúc trước khi nói. Cần phải tự tin vào những điều mình sẽ nói. Có thể hít một hơi thật sâu, nhắm mắt để thả lỏng cơ thể, tìm một điểm tựa khi nói, uống một vài ngụm nước…
4. Lựa chọn nội dung phù hợp.
– Nội dung nói quyết định rất nhiều tới giọng nói. Nếu chúng ta chọn một nội dung nói mà chúng ta quá hiểu và tự tin với nội dung ấy sẽ đúng, sẽ được tán dương hưởng ứng thì chúng ta nói rất tự tin, truyền cảm và hay. Nếu chúng ta miễn cưỡng phải chọn một nội dung nói mà mình còn rất ngơ ngác thì chúng ta sẽ cảm thấy bất an khi nói, không thông suốt được các nội dung nói.
– Cần biên soạn cẩn thận bài nói và luyện tập để ghi nhớ trước khi nói. Trong quá trình nói có thể thay đổi hoặc linh hoạt một vài từ trong bài nói. Quan trọng là chúng ta luôn làm chủ được nội dung, đảm bảo luôn đúng theo kế hoạch và không gây ra những sự cố trong quá trình nói. Đến Obama khi diễn thuyết còn có một máy nhắc chữ nhỏ xíu trong lòng bàn tay cơ mà.
5. Xây dựng giọng nói đặc trưng cho cá nhân
– Lựa chọn các đoạn văn đặc trưng cho từng chủ đề để có thể truyền tải được giọng của mình một các hay nhất và có hồn nhất.
– Luyện thanh để khả năng nói được bền hơn, giọng nội lực tốt hơn.
– Các kỹ thuật khó hơn của hơi thở như thở sâu, hơi bụng, kéo dài hơi…
– Điều khiển khẩu hình và mỉm cười khi nói.
– Tập đẩy âm lượng chủ động kết hợp với nội lực để tạo năng lượng cho giọng nói.
– Tự ghi âm để nghe lại giọng nói và điều chỉnh từng chi tiết trong cùng một câu nói để tìm ra điểm tốt nhất cho giọng nói trong câu đó.
– Luyện tập các câu nói nhịu với các tốc độ khác nhau để có thể thay đổi được tốc độ nói và làm chủ chuyển động của các bộ phận lưỡi, môi, răng, hàm khi nói.
Lưu ý quan trọng: giọng nói cần luyện tập có bài bản, kiên trì, điều độ. Mỗi ngày cần dành ra 1 tiếng để luyện tập chuyên tâm. Đừng cố gắng tàn phá giọng nói của mình. Hạn chế và tốt nhất là không sử dụng thuốc lá, bia rượu. Không nên ăn quá nhiều đồ cay nóng, uống đồ lạnh đóng đá, giữ cho hơi ấm ở cổ được tốt, ra ngoài cần đeo khẩu trang để tránh khói bụi ôm nhiễm đường hô hấp. Vệ sinh răng miệng và xúc họng nước muối biển hàng ngày.
Mời các bạn vào group zalo để có thể tham gia các lớp học kỹ năng Hướng dẫn viên đầy đủ và thực tế nhất.

Open this in UX Builder to add and edit content

Trả lời

093 382 2122

1
Bạn cần hỗ trợ?