Ý NGHĨA CỦA TẾT ÔNG CÔNG ÔNG TÁO

Tết Ông Công Ông Táo còn gọi là Tết Táo Quân

  • Mọi người cho rằng Tết gõ cửa bắt đầu từ khi làm cúng Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp.
  • Theo quan niệm của nước ta thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà, vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ.
  • Tục cúng ông Công ông Táo là sự thành kính của gia chủ và cầu mong cho một năm ấm no, đủ đầy, may mắn, phát tài phát lộc. Vào ngày này, gia đình Việt thường làm những mâm cơm tươm tất để bày tỏ sự biết ơn đến ba vị Táo quân và cũng là dịp để người người, nhà nhà quây quần, sum họp bên nhau sau một năm xa cách.
  • Tết Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm.
  • Lễ cúng gồm có hương, nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo 3 con cá chép (Cá chép thật hoặc các chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ).
Mâm cơm cúng Ông Công Ông Táo
Mâm cơm cúng Ông Công Ông Táo Ảnh: Sưu tầm
  • Tết ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm là truyền thống lâu đời, mang nhiều nét đẹp tâm linh của dân tộc Việt Nam. Lễ tiễn ông Công ông Táo về trời còn là lời chia tay một năm cũ vất vả, đón chờ một năm mới với nhiều điều may mắn, hạnh phúc và bình an.
Tổng hợp: Sách và internet

Open this in UX Builder to add and edit content

093 382 2122

1
Bạn cần hỗ trợ?