PHÂN BIỆT CÁC LỄ TRONG NGÀY RẰM THÁNG BẨY ÂM

TẾT TRUNG NGUYÊN – VU LAN BỒN – XÁ TỘI VONG NHÂN.
Tết Trung Nguyên hay rằm tháng bảy là một dịp lễ lớn trong văn hóa người Việt. Đây còn được gọi là ngày lễ Vu Lan, ngày Vu Lan báo hiếu. Vậy thực chất tết Trung Nguyên là ngày gì? Và nên làm gì vào ngày này?
Tết Trung Nguyên là gì? Ý nghĩa ngày rằm tháng bảy
Tết Trung Nguyên chính là ngày rằm tháng bảy, ngày xá tội vong nhân, trùng với ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Do có sự giao thoa văn hóa giữa tín ngưỡng và phong tục tập quán vì thế ngày rằm tháng bảy được gọi dưới nhiều tên gọi.
1. Nguồn gốc ngày tết Trung Nguyên, rằm tháng bảy
Trong văn hóa dân tộc ta, tháng cô hồn tức tháng bảy Âm lịch là thời điểm có âm khí nặng nề nhất trong năm. Và ngày rằm tháng bảy (15/7 âm lịch) chính là thời điểm Diêm Vương sẽ mở cổng âm phủ để các linh hồn lên trần gian dạo chơi.
Chính vì vậy, vào ngày này, các gia đình đều tổ chức lễ cúng thật lớn gồm cháo, gạo, muối, vàng mã và áo giấy cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu đến cuộc sống.
Ngày xá tội vong nhân chính là tết Trung Nguyên, là một ngày lễ lớn trong văn hóa người Việt. Nhiều người cho rằng ngày lễ này có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng điều đó hoàn toàn sai. Tết Trung Nguyên, rằm tháng bảy thực chất là phong tục có từ ngàn xưa của văn hiến người Việt.
2. Phong tục ngày tết Trung Nguyên, xá tội vong nhân
Tháng 7 là tháng có khí âm cực thịnh, vì thế mọi người dân đều kiêng cữ làm những việc lớn như xây cất nhà cửa, cưới gả, khai trương,…
Ngày rằm tháng bảy có thể nói là tết của người âm khi những linh hồn được cho phép đến trần gian dạo chơi. Đây được xem là một quan niệm mang tính nhân đạo khi tạo ra một cơ hội để người dân tưởng nhớ người thân đã mất. Đồng thời cũng là một ân huệ đối với tất cả linh hồn trong vũ trụ.
Và theo lý giải chuyên gia nghiên cứu Hoàng Triệu Hải, việc đốt giấy tiền, vàng mã trong ngày rằm tháng bảy chính là để cân bằng âm dương khi âm khí đang thịnh vào thời gian này (bởi mặt trăng gần trái đất nhất trong năm). Tất cả hoạt động này xuất phát một phần từ khoa học chứ không hoàn toàn từ tín ngưỡng tâm linh.
3. Ngày lễ Vu Lan có phải là tết Trung Nguyên không
Ngày rằm tháng bảy gắn liền với lễ Vu Lan báo hiếu. Tuy nhiên ngày lễ Vu Lan báo hiếu gắn với sự tích trong Phật giáo còn ngày rằm tháng bảy thì là tín ngưỡng dân gian, là văn hóa phong tục truyền thống của nhân dân.
Trong Phật giáo ngày lễ Vu Lan gắn liền với tích Kiều Liên cứu mẹ.
Theo đó, Đại Đức Mục Kiều Liên là một hai đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Lúc sinh thời có mẹ là bà Thanh Đề. Bà Thanh Đề lúc còn sống là một người gian an, điêu ngoa, làm nhiều điều xấu khiến lúc chết đi bị đày đến địa ngục làm ma đói. Hằng ngày chịu cảnh đói khát hành hạ.
Trong một lần, vị Bồ tát muốn biết được người mẹ sinh thời của mình hiện tại đã được siêu thoát chưa nên đã thi triển phép thần thông. Và ông đã nhìn thấy cảnh tượng đau lòng đó của người mẹ.
Bồ tát Mục Kiền Liên tìm cách cứu mẹ nhưng không được, ông bèn tìm đến đức Phật để cầu cứu. Đức phật đã chỉ rằng: “Chỉ có một cách là nhờ hợp lực của chư tăng từ khắp mười phương thì mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy chính là ngày thích hợp để tụ hợp chư tăng, hãy sắm lễ cúng vào ngày đó để cầu nguyện”
Bồ Tác thực hiện theo đúng lời Đức Phật dạy và mẹ của ông đã được giải thoát. Từ đấy, ngày rằm tháng bảy hằng năm người dân cũng chọn để làm ngày báo hiếu, dâng lễ cúng cầu siêu cho người thân trong gia đình.
Trong thời hiện đại, lễ Vu Lan không chỉ là dịp để tưởng nhớ người đã khuất mà còn là ngày để con cái thể hiện sự hiếu thuận đối với cha mẹ của mình.
Như vậy, rằm tháng bảy là ngày Lễ Vu Lan và xá tội đều là hai lễ rất quan trọng trong phong tục Việt Nam. Cả hai lễ đều mang ý nghĩa thể hiện lòng kính trọng, biết ơn với các bậc sinh thành, đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí. Đây chính là sự thể hiện tính nhân văn của con người Việt Nam, luôn hướng về tổ tiên uống nước nhớ nguồn và báo hiếu đấng sinh thành.
Phong tục ngày lễ Vu Lan
Vào ngày lễ Vu Lan hầu hết các nước tại châu Á đều sẽ làm lễ tưởng niệm người thân đã khuất của mình.
Lễ Vu Lan tại Việt Nam
Đây là ngày lễ cực kỳ trọng đại trong đời sống tâm linh của người Việt. Vào ngày này trong năm hàng trăm thậm chí hàng ngàn người đổ về các ngôi chùa để cúng lễ, cầu nguyện cho đấng sinh thành.
Ở các chùa thường có nghi thức bông hồng cài áo. Với quy ước những ai còn cha mẹ sẽ cài bông hồng, ngược lại sẽ cài bông trắng lên ngực áo của mình.
Đây vừa là sự tưởng niệm, cũng vừa là sự nhắc nhở những bậc con cái nhớ đến cha mẹ nhiều hơn. Trân trọng hơn những giây phút được sống bên vòng tay cha mẹ.
Lễ Vu Lan tại Trung Quốc
Ngày lễ Vu Lan tại Trung Quốc người ta thường đi tảo mộ người đã khuất. Sửa sang, dọn dẹp lại phần mộ của người thân. Cúng trái cây, vàng mã, áo giấy cho người thân. Với mong muốn, người thân ở thế giới bên kia có thể có một cuộc sống đỡ khổ sở hơn.
Tương tự các chùa tại Việt Nam, tại Trung Quốc chư Tăng cũng tổ chức các buổi lễ cầu nguyện cho người quá cố. Những buổi cầu nguyện diễn ra suốt cả ngày lẫn đêm. Nhằm cầu nguyện cho các vong linh chưa siêu sinh, cho những vong hồn đang bị dày vò nơi cảnh giới địa ngục.
Lễ Vu Lan tại Trung Quốc diễn ra từ ngày 15 tháng 7 cho đến ngày 30 tháng 7 âm lịch.
Lễ Vu Lan tại Nhật Bản
Tại Nhật Bản lễ Vu Lan có tên gọi là Obon-ngày của người chết, diễn ra từ ngày 13-16/7 Âm lịch.
Vào ngày này, người dân Nhật Bản cũng sẽ đi viếng thăm mộ người thân, dọn dẹp, sửa sang lại. Cúng các loại bánh và thả hoa đăng cầu nguyện cho những linh hồn quá vãng. Đây cũng là dịp con cháu tưởng nhớ đến người thân đã khuất của mình, báo hiếu cho những đấng sinh thành.
Đây là 1 trong 3 ngày lễ lớn tại Nhật Bản nên sẽ có rất nhiều hoạt động đường phố rất nhộn nhịp.
Lễ Vu Lan tại Hàn Quốc
Lễ Vu Lan tại Hàn Quốc được gọi là lễ Beakjung, là ngày lễ 100 loại hạt bởi sự sinh sôi của các loại hạt vào mùa này đặc biệt tốt.
Ngày lễ Vu Lan ở Hàn Quốc cũng mang ý nghĩa cầu nguyện cho người đã khuất, báo hiếu cho cha mẹ. Tuy nhiên lễ hội sẽ thiên về cầu nguyện cho mùa màng bội thu hơn.
Tết Trung Nguyên, ngày xá tội vong nhân hay lễ Vu Lan tuy mang nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên 3 ngày lễ này đều mang tính nhân văn sâu sắc trong tín ngưỡng và văn hóa dân tộc. Thế hệ con cháu nên tiếp tục duy trì và phát huy những truyền thống tốt đẹp này.
DƯỚI ĐÂY LÀ SỰ TÍCH PHẬT GIÁO
Sự Tích ngài Mục Liên Thanh Đề và Lễ Vu Lan
Mẹ của ngài Mục Kiền Liên là bà Thanh Đề, nguyên vì bà ta là một người gian ác, điêu ngoa, bỏn xẻn, và nói dối. Khi Thanh Đề chết đi, bà bị sa xuống địa ngục. Trong lúc dùng thiên nhãn nhìn vào địa ngục xem các loài quỷ thọ phạt, Mục Kiền Liên bỗng nhớ tới mẹ, liền đưa mắt tìm kiếm thì thấy thân mẫu ốm như một bộ xương. Tôn Giả dung thần thông đưa một bình bát đầy cơm đến cho mẹ. Nhưng khi bà vừa định ăn thì cơm biến thành than đỏ rực. Tôn Giả rơi lệ và đến than thở với Phật.
Đức Phật nói: “Này Mục Kiền Liên, tấm lòng hiếu thảo của thầy rất đáng khen, nhưng lúc còn sanh tiền, mẹ thầy không sợ luật nhân quả. Tham, sân, si đều có đủ; lại còn dối gạt nhiều người. Tội ấy không thể dùng sức của một cá nhân mà cứu được. Thầy hãy nương oai thần của nhiều vị tăng mà giúp mẹ. Vào ngày Rằm tháng Bảy, cũng là ngày lễ Tự Tứ của chư tăng. Thầy hãy tổ chức một buổi lễ để chư tăng chú nguyện, hộ niệm cho cửu huyền thất tổ và mẹ thầy”.
Ngài Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy. Ngày rằm tháng Bảy năm đó, thân mẫu của Mục Kiền Liên được thóat nạn. Mục Kiền Liên cảm kích ân Phật, khuyến khích người thế gian hàng năm Rằm tháng Bảy tổ chức lễ Vu Lan, cúng dường Tăng Chúng mười phương hội về, tụng kinh Vu Lan Bồn báo hiếu cho cha mẹ và cửu huyền thất tổ (trích từ quyển Thập Đại Đệ Tử).
Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật.
Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy.
Còn như nói đến tiền thân của Ngài từ khi chưa chứng quả vị, có kiếp Ngài làm con gái, có kiếp thì Ngài làm con trai, và cũng có kiếp Ngài làm vua nữa.
Nay y theo Kinh Địa Tạng của Phật Thích Ca nói tại cung Trời Đao Lợi rất có chứng cớ rõ ràng, mà lược điển một sự tích, khi Ngài làm con gái dòng Bà La Môn như dưới này.
Hồi đời quá khứ, tại kiếp Bất khả tư nghị A tăng kỳ, có Đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương ra đời.
Sau Phật ấy nhập diệt rồi, đến thời kỳ Tượng Pháp thì Ngài Địa Tạng lúc ấy chưa chứng vị Bồ Tát, sanh làm con gái dòng Bà La Môn.
Vì nàng có túc phước rất nhiều, nên hết thảy mỗi người trong hàng thân thích đều tôn trọng cung kính, cho đến khi đi đứng nằm ngồi, cũng đều có hàng Chư Thiên ủng hộ.
Ngặt vì thân mẫu của nàng tín theo ngoại đạo, nên thường đem lòng tà niệm mà khinh khi Tam Bảo, đã không tin nhân quả nghiệp báo, mà lại còn chê bai Chánh Pháp nữa.
Khi đó nàng đã biết mẹ mình không tin Phật pháp, thế nào đến khi thác rồi cũng phải trầm luân nơi khổ ải, nên nàng mới hết lòng khuyên can, sớm tối kiếm nhiều lời, phương tiện mà giảng nói, muốn làm sao cho mẹ mình tín ngưỡng theo Chánh giáo, thì mới đành lòng.
Song khuyên thì khuyên, can thì can, mà thân mẫu của nàng ác nghiệp đã dãy đầy và tín tâm lại cạn cợt, nên chẳng có chút gì tin theo.
Ôi chẳng bao lâu bà đã nhuốm bệnh trầm kha, bổng chốc hóa ra người thiên cổ. Vì lúc sanh tiền ác nghiệp đã thành thục, nên chi thần hồn phải theo nghiệp quả mà đọa lạc vào vô gián địa ngục.
Còn phần nàng, một nỗi thì thương mẹ cách biệt, dậm đất kêu trời, một nổi thì sợ mẹ trầm luân, kinh hồn hãi vía, ngổn ngang trăm mối bên lòng, ăn không ngon, nằm không ngủ, đêm ngày than khóc, ngàn thảm muôn sầu. Tưởng trong cảnh huống ấy, nếu có phương gì mà cứu mẹ được, dầu thịt nát xương mòn nàng cũng không hề tiếc, huống chi nói đến sự gì. Khi ấy nàng mới bán hết nhà cửa ruộng vườn, rồi mua sắm đủ các thứ hương hoa và những đồ quí báu đem đến Chùa Phật mà dâng cúng.
Lúc nàng vào Chùa lễ lạy, xem thấy hình tượng của Đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai sơn vẻ trang hoàng, oai dung nghiêm chỉnh, dường như một vị Phật sống thì trong lòng nàng lại bội phần kính ngưỡng.
Nàng lễ bái rồi tự nghĩ rằng: “Phật là bực Đại Giác, đủ trí sáng suốt và hiểu thấu các lẽ, nếu được Phật còn tại thế, thì trong lúc mẹ ta chết rồi, thì có phạm tội gì và sanh về đường nào, ắt nhờ Phật từ bi chỉ bảo cho ta biết đặng, có đến nổi đâu mà thảm như thế này!”
Nàng nghĩ như vậy rồi, cứ đứng nhìn sửng tượng Phật mà khóc, không chịu bước ra, dường có vẻ muốn tỏ lòng cầu khẩn với Phật mà mong Phật chỉ bảo chỗ thọ khổ của mẹ mình và nhờ ơn cứu độ.
Vừa một chập lâu, thoạt nghe giữa thinh không có tiếng gọi rằng: “Nàng Thánh Nữ kia! Thôi đừng buồn rầu khóc lóc nữa, để ta chỉ chỗ thác sanh của mẹ ngươi cho ngươi biết”.
Nàng nghe nói như vậy, liền chấp tay ngữa mặt lên hư không mà bạch rằng:
“Từ khi mẹ tôi mất đến nay, ngày đêm thương nhớ, không biết hỏi han ai cho rõ chỗ thác sanh của mẹ tôi, nay không biết đức Thánh thần chi mà có lòng đoái thương đến tôi như vậy”.
Lúc nàng nói vừa rồi, giữa thanh không lại có tiếng trả lời rằng:
“Ta đây là Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai mà ngươi cúng dường lễ bái đó! Vì thấy ngươi có lòng thương nhớ mẹ rất tha thiết, thiệt là chí hiếu hơn hạng chúng sanh thường tình, nên ta đến đây mà chỉ bảo”.
Nàng nghe mấy lời Phật nói như thế, thì lòng thiết tha muốn biết rõ tin của mẹ thác sanh về chỗ nào, nên không kể đến thân hình, liền gieo mình xuống đất, tay chân bủn rủn, chết điếng một hồi.
May đâu có những người ở hai bên xúm lại đỡ dậy, nên nàng mới hồi tỉnh lại, rồi bạch với giữa thanh không rằng:
”Xin Phật đem lòng từ bi thương xót mà chỉ dùm chỗ thác sanh của mẹ tôi cho mau, chứ tôi đây hình mòn tâm khổ chẳng bao lâu phải chết”.
Khi ấy Đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai mới nói với nàng rằng:
“Ngươi cúng dường và lễ bái xong rồi, mau mau sớm trở về nhà, ngồi ngay thẳng và yên lặng mà nghĩ danh hiệu của ta, tự nhiên biết được xứ sở của mẹ ngươi thác sanh”.
Nàng lễ Phật vừa xong, liền trở về nhà cứ y theo lời Phật dạy, nàng ngồi yên lặng một chỗ, niệm danh hiệu của Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai một ngày một đêm. Thình lình nàng thần mộng đi đến một chỗ bờ biển kia, nước cuồn cuộn sôi trào, ba đào sóng bủa, lại thấy nhiều giống ác thú, cả mình bằng sắt, nhảy nhót bơi chạy trên mặt biển, không biết là bao nhiêu, lại thấy những đàn ông và đàn bà, kể hơn trăm ngàn, lặn xuống trồi lên ở trên ấy, thảy đều bị những thú dữ kia dành giựt bấu xé mà ăn thịt.
Còn quỉ Dạ Xoa thì hình thù khác nhau hoặc có thứ nhiều tay nhiều chân, hoặc có thú nhiều con mắt nhiều đầu, hoặc có thứ nanh bén nhọn như gươm mọc ló ra ngoài miệng, thảy đều áp lại lùa đuổi những bọn tội nhơn đến gần cho thú dữ kia ăn thịt. Thiệt cái thảm trạng ấy không dám xem cho lâu!
Nhưng nàng nhờ có sức niệm Phật, nên tâm vẫn thanh tịnh, tự nhiên không có chút cho sự sợ hãi cả. Xảy đâu có một quỷ vương, tên là Vô độc, thấy hình tướng nàng chẳng phải người phàm, oai nghi không giống kẻ tục, bèn đến trước mặt nàng cúi đầu nghinh tiếp mà bạch rằng:
“Dám hỏi Đức Bồ Tát vì duyên cớ chi mà đi tới đây?”
Nàng lại hỏi quỷ vương rằng:
“Chỗ này kêu là xứ gì?
Quỷ vô độc đáp rằng:
“Đây là biển nghiệp thứ nhất, về phía Tây núi Thiết vi”.
Nàng nghe nói liền bảo rằng:
“Ta nghe trong núi Thiết vi có địa ngục ở chính giữa, việc ấy quả như vậy hay không?”
Quỷ Vô độc đáp rằng:
“Thiệt có địa ngục, chớ không phải huyễn hoặc đâu!”
Nàng nghe rồi bèn khởi lòng kính nghi mà hỏi nữa rằng:
“Địa ngục là nơi để giam nhốt những người có tội, còn Ta đây có lòng kính ngôi Tam Bảo, mà duyên cớ gì cũng đi đến chỗ ấy như vậy?”
Quỷ Vô độc đáp rằng:
“Phàm người đi đến đây có hai cách: một là có oai đức thần thông, đến cứu độ cho mấy người tội khổ, hay là đến chơi cho biết, hai là mấy người tội ác đã thành thục, phải đi tới đây mà chịu khổ. Nếu trừ hai lẽ ấy ra, thì không thể đến đây được”.
Nàng lại hỏi nữa rằng:
“Nước biển này duyên cớ sao mà lại sôi trào lên hoài, còn ở trong thì có nhiều tội nhân lặn lên hụp xuống, lại bị các loài thú dữ xâu xé ăn thịt như thế!”
Quỷ Vô độc đáp rằng:
“Đây là chỗ nhốt những kẻ chúng sanh tạo ác ở cõi Diêm phù đề, nên khi chết rồi, trãi qua 49 ngày, không ai kế tự, lo làm việc công đức đặng cứu vớt vong linh bị khốn nạn. Còn những người đã chết đó, lúc sanh tiền lại không có chút mảy gì là điều phước thiện, vì vậy nên cứ theo bổn nghiệp của mình mà chiêu cảm lấy cái khổ báo ở nơi địa ngục tự nhiên trước hết phải đọa tới đây.
Ở bên phía Đông biển này, cách chừng mười vạn do tuần lại có một cái biển nữa, sự đày đọa của chúng sanh bị vào đó còn khổ hơn đây đến bội phần. Còn bên mé Đông biển kia, lại có một cái biển khác, sự thảm trạng thống thiết không thể kể xiết!
Những hạng người thọ khổ là do bình nhựt ở thế gian tạo những nghiệp ác mà phải cảm lấy sự tội báo như vậy, nên ba cái biển đó đều gọi là: “biển nghiệp”.
Nàng lại hỏi quỷ Vô độc rằng:
“Sao đây chỉ thấy có biển nghiệp mà thôi, còn địa ngục lại ở chỗ nào đâu?”
Quỷ Vô độc đáp rằng:
“Ở giữa ba cái biển ấy là chỗ địa ngục. Nếu kể số riêng ra thì nhiều đến trăm ngàn mà sự thọ khổ đều mỗi mỗi khác nhau, như nói về phần ngục lớn thì có 18 chỗ, còn nói về phần ngục trung thì có năm trăm chỗ và lại có ngàn trăm chỗ ngục nhỏ nữa. Sự khổ độc trong mấy chỗ ngục đó không biết bao nhiêu mà kể cho xiết đặng!”
Nàng lại hỏi quỷ vương rằng:
“Mẹ ta khi chết đến nay tuy chưa bao lâu mà chẳng biết thần hồn đã đi đến chỗ nào?”
Quỷ vương lại hỏi nàng rằng:
“Chẳng hay mẹ của Bồ tát, lúc sanh tiền làm những nghiệp gì, xin tỏ cho tôi rõ”.
Nàng đáp rằng:
“Mẹ ta trước bị nhiễm theo tà kiến, chê bai ngôi Tam Bảo, gửi lòng không thường, lập tánh không định, dẫu có nghe lời khuyên can mà tạm tín, rồi cũng trở lại hủy báng nữa. Nay chết tuy chưa bao lâu, ắt có lẻ theo ác nghiệp ấy mà đọa vào khổ thú, nên ta muốn tìm cho biết chỗ sanh xứ của mẹ ta, nhưng không hiểu ở nơi nào?”
Quỷ vô độc hỏi rằng:
“Vậy chờ mẹ của Bồ tát tên họ là chi?”
Nàng đáp rằng:
“Cha tên là Thi La Thiện Hiện còn mẹ hiệu là Duyệt Đề Lợi, đều là dòng dõi Bà La Môn cả”.
Quỷ Vô độc nghe rồi, lật đật chấp tay mà bạch với nàng rằng:
“Xin Thánh giả trở về bổn xứ, chẳng nên thương nhớ lịnh thân mẫu mà buồn rầu làm cho hao mòn quý thể. Số là Duyệt Đề Lợi đã khỏi sự khổ ở chốn địa ngục này mà sanh lên cõi Trời cách nay đã ba ngày rồi. Nguyên Bà nhờ có người con hết lòng thảo thuận, lập đàn tràng tu phước và cúng dường nơi tháp tự của Đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như lai, nên mới cảm đến Phật Thánh mà được sanh về cõi Trời như vậy.
Chẳng những thân mẫu của Bồ Tát nhờ phước đó mà thoát khỏi chỗ Vô gián địa ngục, đặng sanh lên cõi Trời mà thôi, cho đến những người đồng thọ tôi ở đó cũng nhờ duyên phước ấy mà đều đặng an vui và đồng sanh về cõi Thiên đàng trong ngày đó nữa?”
Quỷ vương nói rồi, liền chấp tay tỏ vẻ cung kính mà xin lui.
Còn nàng thì trong lúc ấy, dường như chiêm bao tỉnh giấc, mới rõ biết việc này là nhờ Phật lực làm cho thân mình được đi tới chỗ thác sanh của mẹ như vậy. Nên nàng cảm ơn Phật, lập tức đến trước bổn tượng của Đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai mà phát lời thệ nguyện lớn rằng:
“Nay tôi nguyện cho đến kiếp vị lai nếu có chúng sanh nào tạo tội mà chịu khổ ở nơi Địa ngục, bất luận là kẻ thân thuộc hay người cừu oán, tôi lập ra nhiều pháp môn phương tiện mà cứu độ cho đều được phân giải thoát tất cả”.
(ST) Theo nhiều nguồn tổng hợp.
Ảnh: Internet

Open this in UX Builder to add and edit content

Trả lời

093 382 2122

1
Bạn cần hỗ trợ?